Những điểm mới của Luật thi đua khen thưởng 2022 (Jan 12 2024)

Ngày 15/6/2022, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi năm
2022. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024 thay thế Luật Thi đua, khen
thưởng 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng
năm 2005

Luật thi đua khen thưởng năm 2022 bao gồm 8 chương, 96 điều so
với những văn bản trước đây, Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 có sự điều
chỉnh, bổ sung rất nhiều trong công tác thi đua, khen thưởng. Theo đó, Luật Thi
đua, khen thưởng năm 2022 có một số điểm mới sau đây:

1. Về nguyên tắc khen thưởng

Nội dung thay đổi

Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa
đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

 

 

 

 

 

 

Nguyên tắc thi đua, khen thưởng

Điều 6

1. Nguyên tắc thi đua gồm:

a) Tự nguyện, tự giác, công khai;

b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

2. Nguyên tắc khen thưởng gồm:

a) Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời;

b) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối
tượng; không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được;

c) Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng
khen thưởng;

d) Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng
lợi ích vật chất.

 

3. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong thi đua, khen
thưởng.”

 

 

Điều 5. Nguyên tắc thi đua, khen
thưởng

1. Việc thi đua được thực hiện theo
các nguyên tắc sau đây:

a) Tự nguyện, tự giác, công
khai, minh bạch;

b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát
triển.

2.Việc khen thưởng được thực hiện theo
các nguyên tắc sau đây:

a) Chính xác, công khai, minh
bạch, công bằng, kịp thời;

b) Bảo đảm thống nhất giữa hình
thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;

c) Một hình thức khen thưởng có thể
tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình
thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;

d) Chú trọng khen thưởng cá nhân,
tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập
thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh
tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

3.Bảo đảm bình đẳng giới trong thi
đua, khen thưởng. 

 So với Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, tại khoản 2
Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 đã bổ sung 02 nguyên tắc khen thưởng
đó là: “Thành tích đến đâu khen thưởng đến đó” và “Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao
động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên
biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
”.

2.Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 bỏ
hình thức khen thưởng “Huy hiệu” tại Điều 9.

Nội dung thay đổi

Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa
đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

Hình thức khen thưởng

Điều 8. Các hình thức khen thưởng gồm:

1. Huân chương;

2. Huy chương;

3. Danh hiệu vinh dự nhà nước;

4. “Giải thưởng Hồ Chí
Minh”, “Giải thưởng nhà nước”;

5. Kỷ niệm chương, Huy hiệu;

6. Bằng khen;

7. Giấy khen.

 

Điều 9. Hình thức khen thưởng

1. Huân chương.

2. Huy chương.

3. Danh hiệu vinh dự nhà nước.

4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải
thưởng Nhà nước”.

5. Kỷ niệm chương.

6. Bằng khen.

7. Giấy khen.

 3.Về nguyên tắc xét thi đua, khen thưởng

Nội dung thay đổi

Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa
đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

Căn cứ xét thi đua, khen thưởng

Điều 10

1. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua:

a) Phong trào thi đua;

b) Đăng ký tham gia thi đua;

c) Thành tích thi đua;

d) Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.

2. Căn cứ xét khen thưởng:

a) Tiêu chuẩn khen thưởng;

b) Phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành
tích;

c) Trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập
được thành tích. 

Điều 7. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua

 1. Phong trào thi đua.

2. Thành tích thi đua.

3. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.

 Điều 10. Căn cứ xét khen thưởng

1.Thành tích đạt được.

2.Tiêu chuẩn khen thưởng.

3. Điều kiện và hoàn cảnh cụ thể
lập được thành tích.

 

Theo quy định tại Điều 7 Luật Thi đua, khen thưởng năm
2022, căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua bao gồm: “1. Phong trào thi đua; 2. Thành tích thi đua; 3. Tiêu chuẩn
danh hiệu thi đua
”. Như vậy, so với quy định của Luật Thi đua, khen
thưởng năm 2003, Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 đã bỏ căn cứ “Đăng ký tham gia thi đua”. 

Tại Điều 10 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 về căn cứ xét
khen thưởng đã sử dụng từ “Thành tích đạt được” thay “phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích”; sử dụng từ “Điều kiện và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích” thay “trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích”.

4. Thay đổi đối tượng
được tặng Huân chương Lao động

Theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, đối tượng
được tặng Huân chương Lao động ở các hạng bao gồm “cá nhân và tập thể”,
tuy nhiên, theo quy định tại Luật thi đua, khen thưởng năm 2022, đối tượng được
tặng Huân chương lao động các hạng bao gồm: “Cá nhân; Công nhân, nông
dân; Doanh nhân, trí thức, nhà khoa học; Tập thể; Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
khác; Cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể
người nước ngoài.”

5. Bổ sung đối tượng được xét tặng danh hiệu “Nghệ
sĩ nhân dân
”, “Nghệ sĩ ưu tú

Nội dung thay đổi

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Di sản văn hóa năm 2009

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân
ưu tú”

Điều 65

1. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để tặng
cho cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể.

2. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” được xét tặng cho cá nhân
đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng đặc biệt xuất sắc;

c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hoá phi vật thể;

d) Được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng; tiêu
biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể
trong cả nước.

3. Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” được xét tặng cho cá nhân đạt
các tiêu chuẩn sau:

a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng xuất sắc;

c) Có công trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hoá phi vật thể;

d) Được đồng nghiệp, quần chúng mến mộ; tiêu biểu cho sự
nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của địa phương.

4. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được xét
và công bố hai năm một lần vào dịp Quốc
khánh 2-9.”

 

Điều 67. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”

1. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân  ưu tú”để
tặng cho cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

2.Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định
tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” và đạt các tiêu
chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt; kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa từ 20 năm trở lên
;

c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa;

d) Được đồng nghiệpvà Nhân dân mến mộ, kính trọng; tiêu biểu
cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong cả nước.

3.Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại
khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau  đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa từ 15 năm trở lên;

c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa;

d) Được đồng nghiệpvà Nhân dân mến mộ, kính trọng; tiêu biểu
cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.

4.Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được xét
tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ
niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 6. Bổ sung hình
thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang

Nội dung thay đổi

Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa
đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang

 

Bổ sung hình thức tặng và truy tặng “Huy chương Thanh niên
xung phong vẻ vang” tại Khoản 2, Điều 96, như sau:

2. Thực hiện tặng và truy tặng “Huy chương Thanh niên xung
phong vẻ vang” đối với Thanh niên xung phong có thành tích trong các cuộc
kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ, trung thành với cách mạng,
có thời gian tại ngũ từ 02 năm trở lên. Thanh niên xung phong hy sinh trong
khi làm nhiệm vụ trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc đã được công nhận
liệt sĩ thì được truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”; 

 7. Bổ sung nhiều hình thức khen thưởng cho
người nước ngoài

Theo quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, người nước
ngoài chỉ được xét tặng “Huân chương Hữu nghị”,
Huy chương hữu nghị”, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”,
Giải thưởng Nhà nước”. Luật Thi đua, khen thưởng năm
2022 đã bổ sung nhiều hình thức khen thưởng cho người nước ngoài, cụ thể: Huân
chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Lao
động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Hữu nghị; Huy chương Hữu nghị; Giải thưởng
Hồ Chí Minh; Giải thưởng Nhà nước; Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ.       

8. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác thi đua, khen thưởng

Nội dung thay đổi

Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa
đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

Khen thưởng theo thủ tục đơn giản

Điều 85

1. Những trường hợp có đủ các điều kiện sau đây được đề nghị
khen thưởng theo thủ tục đơn giản:

a) Việc khen thưởng phục vụ yêu cầu chínhtrị, kịp thời động
viên, khích lệ quần chúng;

b) Cá nhân, tập thể lập được thành tíchxuất sắc đột xuất trong
chiến đấu, công tác, lao động, học tập;

c) Thành tích, công trạng rõ ràng.

2. Việc khen thưởng theo thủ tục đơn giản do Chính phủ quy
định.

 

 

Điều 85. Khen thưởng theo thủ tục đơn giản

1. Việc đề nghị xét tặng hình thức khen
thưởng theo thủ tục đơn giản được áp dụng đối với các trường hợp
sau đây:

a) Việc khen thưởng phục vụ nhiệm vụ chính
trị của Đảng, Nhà nước nhằm kịp thời động viên, khích lệ quần
chúng;

b) Cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất
trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học
hoặc lĩnh vực khác hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của
Nhà nước, của Nhân dân hoặc được giải thưởng quốc tế của khu
vực hoặc thế giới
;

c) Khen thưởng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn
vị phát hiện;

d) Khen thưởng cống hiến, khen thưởng niên hạn, khen thưởng đối
ngoại;

đ) Khen thưởng thành tích có nội dung bí mật nhà nước.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. 

 – Giảm số lượng hồ sơ đề nghị khen thưởng Nhà nước (khoản 4 Điều 84);

– Bổ sung quy định về hồ sơ, thủ tục khen thưởng theo thủ tục
đơn giản (khoản 1 Điều 85);

– Bổ sung quy định “ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
thi đua, khen thưởng và trong hệ thống thi đua, khen thưởng” là một nội dung
quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng (điểm e khoản 2 Điều 89).

Nguồn tham khảo: xaydungchinhsach.chinhphu.vn, sonoivu.sonla.gov.vn, kkt.kontum.gov.vn 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *